Heading là gì?
Heading là thẻ tag hay thẻ HTML được sử dụng để định dạng tiêu đề trong một trang web và phân cấp chúng theo mức độ quan trọng trong bài viết.
Nếu bạn không thực hiện được thì có thể tham khảo bảng giá seo tổng thể
Vai trò của heading trong SEO
Trong quá trình thực hiện SEO, Heading đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định và đánh giá nội dung của trang web. Sử dụng heading để giúp các công cụ tìm kiếm Google, Bing, Cốc Cốc,... hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web và cung cấp kết quả tìm kiếm một cách chính xác hơn cho người dùng.
Việc sử dụng heading đúng cách góp phần cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng đọc hiểu nội dung của trang web. Khi đọc một trang web, người dùng thường sẽ quan tâm đến các heading để biết được chủ đề của từng phần và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ví dụ: Như bài viết này không có các thẻ thì người dùng sẽ cảm thấy rất khó đọc không biết phần nào ra phần nào nên thẻ heading giúp người đọc dễ hiểu được từng phần và nơi họ muốn đọc.
Vì vậy, việc sử dụng heading đúng cách và tối ưu hóa cho SEO là rất quan trọng đối với bất kỳ trang web nào muốn tăng cường khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.
Các loại và cách sử dụng Heading
Heading 1 (H1): Là tiêu đề lớn nhất và được sử dụng cho tiêu đề trang chủ hoặc tiêu đề chính của một bài viết. Chỉ nên sử dụng một thẻ H1 cho mỗi trang web, vì nó là tiêu đề chính nhất và nên được tập trung cho nội dung quan trọng nhất trên trang web.
Heading 2 (H2): Là tiêu đề thứ hai và thường được sử dụng cho các tiêu đề phụ hoặc tiêu đề chính của một phần trong một bài viết. Một trang web có thể có nhiều thẻ H2, tuy nhiên, nên sử dụng chúng một cách hợp lý và tập trung vào các chủ đề quan trọng.
Heading 3 (H3): Là tiêu đề thứ ba và thường được sử dụng cho các tiêu đề con của tiêu đề H2 hoặc cho các phần tiếp theo trong bài viết. Các thẻ H3 cũng có thể được sử dụng để tạo ra một mục lục bài viết.
Heading 4 (H4): Là tiêu đề thứ tư và được sử dụng cho các tiêu đề con của tiêu đề H3 hoặc cho các phần nhỏ hơn trong bài viết.
Heading 5 (H5): Là tiêu đề thứ năm và thường được sử dụng cho các tiêu đề con của tiêu đề H4 hoặc cho các phần nhỏ hơn trong bài viết.
Heading 6 (H6): Đây là tiêu đề nhỏ nhất và thường được sử dụng cho các tiêu đề con của tiêu đề H5 hoặc cho các phần nhỏ hơn trong bài viết.
Các quy tắc cần lưu ý khi viết heading
Sử dụng các thẻ heading theo đúng thứ tự: Thẻ H1 nên được sử dụng cho tiêu đề chính của trang web hoặc bài viết, và chỉ nên sử dụng một lần duy nhất trong trang hoặc bài viết đó. Thẻ H2 đến H6 nên được sử dụng để đánh dấu các tiêu đề phụ, đề mục hoặc các phần khác của bài viết.
Sử dụng các từ khóa chính: Để cải thiện hiệu quả SEO, nên sử dụng các từ khóa chính của bài viết trong các heading. Tuy nhiên, cần đảm bảo việc sử dụng từ khóa phù hợp và tự nhiên, tránh việc lạm dụng từ khóa hay sử dụng chúng trong các heading không liên quan.
Sử dụng font và kích thước chữ thích hợp: Các heading cần được sử dụng với font và kích thước chữ phù hợp để tăng tính thẩm mỹ của bài viết và giúp người đọc dễ dàng nhận ra các heading.
Sử dụng các heading ngắn gọn và dễ hiểu: Các heading cần được viết ngắn gọn và dễ hiểu để giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung chính của bài viết.
Sử dụng các heading có ý nghĩa hợp lý: Các heading cần được sử dụng để tóm tắt hoặc định hướng nội dung của bài viết. Nên tránh sử dụng các heading chỉ để trang trí hoặc để tạo sự chú ý mà không có nội dung liên quan.
Sử dụng vừa phải thẻ heading: Nên sử dụng các heading đúng mức độ và tránh sử dụng quá nhiều heading trong một bài viết, vì điều này có thể làm giảm tính thẩm mỹ của bài viết và gây khó khăn cho người đọc trong việc theo dõi nội dung.
Cách kiểm tra thẻ heading trên website
Kiểm tra trên trình duyệt web
Các trình duyệt web: Google Chrome, Cốc cốc, Safari, Edge đều có công cụ kiểm tra phát triển (Developer Tools) để kiểm tra các thẻ heading trên một trang web.
Ví dụ: trên trình duyệt web Google Chrome bạn có thể sử dụng phím tắt Ctrl + Shift + I (Windows, Linux) hoặc Cmd + Opt + I (macOS) và có thể sử dụng phím tắt F12. Sau đó chọn tab Elements và tìm kiếm các thẻ heading bằng cách tìm kiếm từ khóa H1, H2, H3, H4, H5, H6 trong phần mã nguồn HTML.

Kiểm tra bằng công cụ phân tích SEO
Các công cụ SEO gồm Yoast SEO, SEO Quake, SEMrush, Ahrefs, Moz, Screaming Frog SEO Spider cũng cung cấp tính năng kiểm tra thẻ heading trên một trang web. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL của trang web cần kiểm tra và chờ đợi kết quả.
Ví dụ: Kiểm tra bằng công cụ Yoast SEO

Ví dụ: Kiểm tra bằng công cụ SEMrush vào mục Diagnosis để kiểm tra thẻ heading

Phần kết
Tóm lại, Heading là một phần quan trọng trong việc thiết kế trang web và cải thiện trải nghiệm người dùng. Nó giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin và định hướng cho mục đích của mình.
Thương Hiệu Việt chia sẻ những thông tin hữu ích để giúp bạn cải thiện heading góp phần tối ưu hóa SEO cho website, giúp trang web có thể xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.