Web Server là một khái niệm phổ biến trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, nó đã trở thành phần mềm quen thuộc đối với những người làm việc với máy tính. Tuy nhiên, có rất nhiều người chưa thực sự hiểu hết về cách thức hoạt động, chức năng và phân loại của Web Server. Vì vậy, hãy cùng Thương Hiệu Việt tìm hiểu chi tiết Web Server là gì ngay dưới đây nhé!
Web Server là gì?
Web Server là một phần mềm máy chủ (Server) được thiết kế ra nhằm phục vụ các nội dung trên Website. Ví dụ như trang Web, ứng dụng Web và dữ liệu trên Internet hay Intranet. Web Server là một máy chủ dành riêng cho việc xử lý các yêu cầu HTTP (Hypertext Transfer Protocol), là giao thức truyền tải dữ liệu giữa các máy tính trong mạng Internet.
Khi một máy tính muốn truy cập một trang Web thì hệ thống sẽ gửi yêu cầu đến Web Server thông qua giao thức HTTP. Máy chủ của Web sẽ tiếp nhận, xử lý yêu cầu và trả về kết quả tương ứng cho máy tính đó. Phần mềm máy chủ có khả năng xử lý rất nhiều yêu cầu cùng một lúc, đảm bảo khả năng truy xuất nhanh chóng và hiệu quả đối với người dùng.
Những thành phần quan trọng của Web Server
Cần phải có hai phần chính: phần cứng và phần mềm.
- Phần cứng: Máy chủ Web sẽ được kết nối với internet và được truy cập thông qua một tên miền như mozilla.org. Nơi này cũng lưu trữ các thành phần của một trang web như các file ảnh, Javascript, HTML/CSS và có thể chuyển chúng tới người dùng cuối.
- Phần mềm: Máy chủ Web bao gồm các phần điều khiển cho người dùng truy cập vào các file được lưu trữ trên HTTP Server. HTTP Server là một phần mềm giúp ta có thể hiểu được các URL và giao thức trình duyệt đang sử dụng. Khi trình duyệt cần truy cập các file trên máy chủ, nó sẽ gửi yêu cầu thông qua giao thức HTTP.
Các chức năng của Web Server
Web Server gồm có các chức năng cơ bản như xử lý và cung cấp dữ liệu, chuyển đổi chương trình thông minh, kết nối linh hoạt giữa các thiết bị.
Xử lý và cung cấp dữ liệu
Máy chủ Web thông qua giao thức HTTP để có thể xử lý và cung cấp thông tin cho khách hàng. Bạn có thể cập nhật các thông tin này qua máy tính cá nhân trên Internet. Để chia sẻ nội dung, Web Server truyền tải nội dung định dạng HTML. Tất cả các thẻ Sstyle Sheets, hình ảnh và các đoạn mã script hỗ trợ nội dung văn bản cho khách hàng. Khi truy cập, máy chủ Web sẽ cung cấp tất cả dữ liệu của trang Web thông qua lệnh giao tiếp.
Chuyển đổi chương trình thông minh
Phần mềm Web Server giống như những loại phần mềm nào khác, chúng có thể cài đặt và sử dụng trên bất kỳ máy tính nào chỉ cần đủ điều kiện về bộ nhớ. Để lưu trữ dữ liệu, người dùng có thể thuê các máy chủ nhỏ, máy chủ ảo VPS hoặc dịch vụ lưu trữ hosting.
Kết nối linh hoạt các thiết bị
Nếu một máy tính cài đặt phần mềm Server và kết nối với Internet thì máy tính đó có thể trở thành một máy chủ. Các kết nối đó sẽ được bảo mật bằng các phương thức mã hóa dữ liệu để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng. Với sự phát triển của các công nghệ kết nối Internet, việc kết nối các thiết bị với máy chủ Web đang trở nên ngày càng nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Cách lưu trữ file trong Web Server
Web Server sử dụng các giao thức như HTTP, HTTPS, FTP, SSH để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau. Có nhiều cách để lưu trữ file trên một Web Server, nhưng phổ biến nhất là sử dụng hai phương pháp sau:
- Lưu trữ trên file System của Server
Đây là phương pháp thường được sử dụng để lưu trữ các file trên server. Bạn có thể tạo các thư mục để lưu các file và các tệp tin trên Server, tương tự như bạn sử dụng máy tính của mình.
Bạn có thể truy cập vào các tệp tin trên Server bằng cách sử dụng một đường dẫn tới các tệp tin đó trên file system. Tuy nhiên, để sử dụng được phương pháp này, bạn cần phải quản lý quyền truy cập vào các thư mục và tệp tin trên Server.
- Lưu trữ trên cơ sở dữ liệu
Một phương pháp khác để lưu trữ file trên Web Server là lưu chúng vào trong cơ sở dữ liệu. Bạn cần lưu các file trực tiếp vào trong cơ sở dữ liệu, thay vì lưu trữ trên file System của Server. Phương pháp này có thể có lợi cho các dịch vụ lưu trữ file trực tuyến.
Tuy nhiên, phương pháp lưu trữ file trực tiếp vào cơ sở dữ liệu như này có thể tốn nhiều tài nguyên của Server và có thể làm chậm tốc độ xử lý của ứng dụng. Bạn cần đảm bảo rằng Server của bạn đủ mạnh để xử lý các yêu cầu truy xuất dữ liệu từ cơ sở dữ liệu.
Qua bài viết, Thương Hiệu Việt đã chia sẻ những thông tin cơ bản về Web Server là gì. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức mới giúp hiểu hơn về phần mềm máy chủ và có cách sử dụng hiệu quả. Theo dõi website của THV để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích về kiến thức webiste, phần mềm nhé!